• Skip to secondary menu
  • Skip to content
  • Skip to primary sidebar
  • Skip to footer

HơiThở.vn

Để biết ta đang sống...

“Mỗi hơi thở, mỗi bước đi của chúng ta có thể lấp đầy bởi bình an, hạnh phúc và sự thanh thản”.

TS Thích Nhất Hạnh

  • Trang chủ
  • Ăn chay
    • Hiểu về ăn chay
    • Dinh dưỡng ăn chay
    • Kinh nghiệm ăn chay
    • Món chay ngon nhà Chap
  • Yoga
    • Các tư thế yoga (ASANA)
    • Kiến thức yoga
    • Kinh nghiệm tập Yoga
    • Bài viết dự thi
  • Thiền
    • Hiểu về thiền
    • Trải nghiệm thiền
    • Câu chuyện thiền
  • Du lịch tâm linh
    • Trải nghiệm tâm linh
    • Chốn đi, chốn về
  • Cộng đồng
    • Bạn đồng hành
    • Hòa chung nhịp thở
    • Thông điệp yêu thương
  • Giới thiệu
Trang chủ » Thiền » Hiểu về thiền » Thời điểm nào tốt nhất để thiền?

Thời điểm nào tốt nhất để thiền?

22/02/2017 by Little Chap 5 Comments

Nên ngồi thiền vào thời gian nào là tốt nhất? Đây là câu hỏi mà khá nhiều người mới tìm hiểu về thiền đã đặt ra. Trong một số chia sẻ hay cuốn sách “Chánh niệm – Thực tập thiền quán“mà Chap đã giới thiệu, cũng từng nhắc tới vấn đề trên. Dù vậy, ở bài viết này, Chap muốn đi sâu hơn một chút và chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm cá nhân của mình để trả lời cho vấn đề trên.

Nên ngồi thiền vào thời gian nào?

Tùy vào điều kiện của bạn, bạn có thể ngồi thiền vào bất kỳ thời gian nào. Dưới đây là những gợi ý về thời gian ngồi thiền tốt nhất:

Sáng sớm là thời gian lý tưởng nhất

Trong nhiều sách và tài liệu của các vị thiền sư hay những người đã có nhiều trải nghiệm về thiền thì sáng sớm là thời điểm lý tưởng nhất để ngồi thiền. Đó là khi tâm ý chúng ta còn tươi mới, chưa bị những vướng bận đời thường hay các vấn đề về trách nhiệm đè nặng trong lòng. Bên cạnh đó là thời điểm buổi tối, trước khi đi ngủ. Lúc này, sau một ngày làm việc và hoạt động căng thẳng, việc ngồi thiền sẽ giúp chúng ta tĩnh tâm lại, thư giãn, đi vào giấc ngủ dễ dàng và sâu hơn.

6 giờ sáng và 6 giờ chiều

Trong cuốn “Các bài học Phật” của Phúc Trung Huỳnh Ái Tông, tác giả còn đưa ra thêm gợi ý về những thời điểm có thể ngồi thiền trong ngày như sau: “Người ta ngồi thiền vào các giờ Tý (12 giờ đêm), Ngọ (12 giờ trưa), Mão (6 giờ sáng), Dậu (6 giờ chiều). Giờ giấc như vậy theo Đông phương có Âm, Dương. 6 giờ sáng và 6 giờ chiều là giao thời trong ngày, không khí hòa bình, 12 giờ trưa cực dương, 12 giờ đêm cực âm, thường người ta hay ngồi thiền vào 6 giờ sáng và 6 giờ chiều, thuận cho giờ giấc đi làm việc”.

Như vậy, trong một ngày, chúng ta có khá nhiều thời điểm khác nhau có thể dành ra để ngồi thiền. Bạn có nhiều lựa chọn nên hẳn sẽ dễ dàng hơn để tìm thấy một thời điểm phù hợp với lịch sinh hoạt của bản thân.

• Xem thêm: Cách ngồi thiền.

Nếu có thể ngồi thiền theo những chỉ dẫn trên thì thật là tuyệt vời. Song chắc hẳn không phải ai cũng có đủ điều kiện ngồi thiền tuân theo tất cả những thời điểm lý tưởng được đưa ra. Bản thân Chap cũng thường xuyên có những công việc khác nhau khiến mình khó có thể sắp xếp ngồi thiền theo đúng thời gian như vậy. Điều này buộc Chap phải có những điều chỉnh linh hoạt hơn, phù hợp với điều kiện cá nhân.

Hàng ngày, sau giờ tập luyện yoga buổi sáng, Chap thường dành 15, 20 phút để ngồi thiền. Dù có thể thời gian này không nằm trong khung giờ Mão nhưng đó là thời điểm mà Chap luôn cố gắng hành thiền. Thiền buổi sáng giúp tinh thần chúng ta sảng khoái, cảm giác năng lượng trong cơ thể dồi dào hơn để bước vào ngày mới. Bạn sẽ thấy năng suất làm việc của mình tăng lên, sức tập trung và sự hưng phấn đối với công việc được cải thiện rõ rệt khi ngồi thiền vào mỗi buổi sáng. Đó là lí do Chap thường ít khi bỏ qua khung thời gian này. Nếu quá bận rộn thì 5 phút cũng là quý lắm rồi và chắc hẳn nó vẫn đem đến sự thay đổi đáng kể trong tâm trí bạn cho ngày hôm đó.

Ngồi thiền vào buổi trưa

Buổi trưa là thời điểm mà không phải ai cũng có điều kiện để làm một giấc ngủ ngắn. Lúc này, nếu bạn có thể dành 10, 15 phút để ngồi thiền thì Chap đảm bảo rằng cả buổi chiều, bạn sẽ hoàn toàn tỉnh táo và không cảm thấy uể oải hay mệt mỏi.

Chap có thời gian ngủ trưa đều đặn mỗi ngày khoảng nửa tiếng. Sau đó, vì nhiều việc khác nhau mà Chap không được như vậy nữa. Với nhiều người, điều này có thể đem đến cảm giác rất mệt mỏi. Bạn sẽ luôn thèm ngủ và không thể tập trung làm việc.

Về phía mình, Chap tranh thủ dành ra một chút thời gian để ngồi thiền thì những cảm giác khó chịu đó có thể tan biến hết và giúp mình tỉnh táo học tập hay làm việc “như chưa hề có sự chia ly” với giấc ngủ trưa. ^^

Ngồi thiền vào buổi tối

Buổi tối hẳn là lúc chúng ta sẽ có nhiều thời gian hơn để ngồi thiền. Chap có thói quen thiền hành khá nhiều vào buổi tối nên thời gian Chap ngồi thiền trước khi ngủ cũng không kéo dài.

Công việc thì ai cũng nhiều nhưng Chap nghĩ ta nên dành một khoảng thời gian kha khá để ngồi thiền, tùy vào điều kiện của mình. Đây là lúc chúng ta được lắng tâm lại, phục hồi năng lượng sau cả ngày làm việc. Đây cũng là cơ hội cho ta nhìn lại những việc mình làm trong ngày, những gì xảy ra để xem xét lại bản thân và đưa ra những điều chỉnh phù hợp cho ngày mai và những ngày về sau. Lúc này, bạn mới thực sự dành thời gian cho bản thân, gác lại công việc, những gánh nặng trách nhiệm để trở về chăm sóc, nuôi dưỡng những năng lượng tích cực đã bị phân tán qua nhiều hoạt động.

Một giấc ngủ ngon và tinh thần sảng khoái khi thức dậy sẽ là kết quả xứng đáng cho sự lắng tâm ấy khi bạn ngồi thiền vào buổi tối.

Thời gian linh hoạt hơn

Không phải lúc nào Chap cũng có thể ngồi thiền vào những thời điểm trên. Và thực ra, không có một quy định nào buộc chúng ta phải ngồi thiền vào những thời điểm cụ thể hay cố định. Tùy vào điện kiện của mình, chúng ta có thể ngồi thiền trong những khung giờ nhất định để hình thành thói quen cho một lối sống tích cực. Song điều quan trọng hơn cả là việc này phải xuất phát từ chính tâm ý muốn hành thiền của chúng ta.

Nhiều khi gặp phải vấn đề khiến tâm bất an, hay khi cơ thể mệt mỏi, Chap thường tìm đến thiền, ngồi thiền ngay cả khi đó là 10 giờ sáng hay 5 giờ chiều, dù là 5 phút, 10 phút hay lâu hơn. Chỉ đơn giản, Chap cảm thấy mình cần thiền, cần bình tâm lại hay nghỉ ngơi, thư giãn. Khi đó, không phải điều gì khác mà chính thiền là cách tốt nhất để Chap đáp ứng được những tiếng nói phát ra bên trong cơ thể mình.

Kết luận

Từ những chia sẻ trên, hẳn bạn đã có được sự hình dung về những khoảng thời gian tốt nhất mà ta có thể dành cho việc thiền. Đó có thể là khung thời gian được những thiền sư hay người có hiểu biết, kinh nghiệm thiền lâu năm đưa ra. Nhưng đó cũng có thể là khoảng thời gian phù hợp với lịch sinh hoạt của bạn, miễn là khi đó bạn thực sự muốn thiền và cảm nhận được những điều tốt đẹp mà thiền mang đến cho tâm hồn và cuộc sống của bạn. Vì thế, hãy lắng nghe, cảm nhận mong muốn cơ thể, dành dụm thời gian và trân trọng những thời khắc quý giá ta có được từ việc thiền.

Chap Zen

 

Hãy chia sẻ nếu bạn thấy bài viết này hữu ích!
Facebook Google+ Twitter Reddit LinkedIn Pinterest
  • Author
  • Recent Posts
Little Chap
Vô tư như đứa trẻ nhưng cũng trầm tính như bà già. Thế là già hay trẻ nhỉ? 😛

------------
Email: Thongdiep.hoitho.vn@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/debiettadangsong
Latest posts by Little Chap (see all)
  • Bình tâm giữa bão giông cuộc đời - 14/03/2020
  • Khẩu trang Remask – giải pháp cho sức khỏe và môi trường thời dịch bệnh - 09/02/2020
  • Bí quyết nào để trở nên thành công? - 31/12/2019

Có thể bạn quan tâm:

  • 5 sai lầm phổ biến nhất với người mới học thiền5 sai lầm phổ biến nhất với người mới học thiền
  • 6 bí mật của thiền định mà những người hay lo lắng nên biết6 bí mật của thiền định mà những người hay lo lắng nên biết
  • Tại sao thiền có thể chữa bệnh?Tại sao thiền có thể chữa bệnh?
  • Thiền giữa bề bộn cuộc sốngThiền giữa bề bộn cuộc sống
  • Ngồi thiền không thôi đã đủ?Ngồi thiền không thôi đã đủ?

Filed Under: Hiểu về thiền

Reader Interactions

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Primary Sidebar

Thông điệp hạnh phúc

“Sự khác biệt duy nhất giữa một ngày tốt đẹp và một ngày tồi tệ nằm ở chính thái độ của bạn”.

Chia sẻ gần đây

  • Bình tâm giữa bão giông cuộc đời 14/03/2020
  • Khẩu trang Remask – giải pháp cho sức khỏe và môi trường thời dịch bệnh 09/02/2020
  • Bí quyết nào để trở nên thành công? 31/12/2019
  • Hạnh phúc là khi biết cho đi 26/12/2019
  • Câu chuyện cây sồi duy nhất tồn tại trên sa mạc Sahara 08/10/2019
  • Đức Phật cũng cày ruộng 03/07/2019
  • 25 lí do tập Yoga tại nhà mỗi ngày 27/05/2019
  • Ba cánh cổng trí tuệ 07/05/2019

Sách đã xuất bản

Sản phẩm đang bán

Footer

Giới thiệu

HơiThở.vn là blog cá nhân của hai người bạn mang tên Chap và Zen nhằm chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến các lĩnh vực ăn chay, yoga, thiền và du lịch tâm linh, giúp mọi người tìm được giá trị thực sự của cuộc sống cũng như niềm an lạc, hạnh phúc đích thực.
  • Facebook
  • Google+
  • Pinterest
  • RSS

Bạn bè

  • BlogTrầnThành.com
  • Dụng cụ tập Yoga

Được quan tâm

Cách ngồi thiền,Thiền là gì, Ăn chay đúng cách, Giảm cân bằng đậu đỏ, Dinh dưỡng hạt chia, Ăn chay đủ chất

Copyright © 2021 · HơiThở.vn