• Skip to secondary menu
  • Skip to content
  • Skip to primary sidebar
  • Skip to footer

HơiThở.vn

Để biết ta đang sống...

“Mỗi hơi thở, mỗi bước đi của chúng ta có thể lấp đầy bởi bình an, hạnh phúc và sự thanh thản”.

TS Thích Nhất Hạnh

  • Trang chủ
  • Ăn chay
    • Hiểu về ăn chay
    • Dinh dưỡng ăn chay
    • Kinh nghiệm ăn chay
    • Món chay ngon nhà Chap
  • Yoga
    • Các tư thế yoga (ASANA)
    • Kiến thức yoga
    • Kinh nghiệm tập Yoga
    • Bài viết dự thi
  • Thiền
    • Hiểu về thiền
    • Trải nghiệm thiền
    • Câu chuyện thiền
  • Du lịch tâm linh
    • Trải nghiệm tâm linh
    • Chốn đi, chốn về
  • Cộng đồng
    • Bạn đồng hành
    • Hòa chung nhịp thở
    • Thông điệp yêu thương
  • Giới thiệu
Trang chủ » Ăn chay » Dinh dưỡng ăn chay » Các loại ngũ cốc trong thực dưỡng (Phần 2)

Các loại ngũ cốc trong thực dưỡng (Phần 2)

25/08/2016 by Little Chap Leave a Comment

Yến mạch 

Yến mạch được xem là ngũ cốc giàu năng lượng và sức mạnh nhất. Lượng chất béo trong yến mạch chiếm 7%. Vì vậy, đây là ngũ cốc thích hợp để làm ấm người trong mùa lạnh. Nếu bạn là người hoạt động thể chất nhiều, yến mạch là thực phẩm lí tưởng. Những người hoạt động trí óc nhiều nên sử dụng yến mạch một cách hợp lí, không nên ăn quá nhiều.

Đây là loại ngũ cốc giàu đạm nhất (13%). Đồng thời nó cũng giàu chất sắt và canxi. Yến mạch làm dịu các cơn đau do hoạt đông thể chất và có tác dụng nhuận tràng. Cám yến mạch được sử dụng phổ biến trong các chế độ ăn kiêng giúp tăng cường khả năng chuyển hóa của cơ thể, vì chúng làm giảm lượng cholesterol và giàu chất xơ. Yến mạch cũng được coi là thực phẩm an thần và giúp đi sâu vào giấc ngủ.

Yến mạch giúp hỗ trợ các chứng tăng ure huyết và đái tháo đường tuyp 2

Yến mạch là thực phẩm lí tưởng cho trẻ em đang ở độ tuổi phát triển.

Yến mạch là ngũ cốc đặc trị các bệnh dạ dày nhờ vào lớp màng nhầy của nó.

Chế biến các món ăn từ yến mạch:

  • Nấu áp suất và nồi thường, có thể trộn hoăc không trôn cùng gạo
  • Nấu cháo yến mạch từ hạt đã được chà dập (rất phổ biến tại Phương Tây)
  • Làm bột cho trẻ em, làm bánh bích quy
  • Sữa yến mạch

Hắc mạch

Là ngũ cốc tích trữ lượng muối khoáng dồi dào nhất, đặc biệt là sắt và axit folic cải thiện chất lượng máu, bổ sung flo giúp răng chắc khỏe.

Hắc mạch được trồng trong những môi trường khắc nghiệt, hầu như ở đó lúa mì không thể mọc được. Rễ của chúng thường đâm sâu dưới lòng đất để hút các chất dinh dưỡng. Cho đến đầu thế kỉ 20, hắc mạch vẫn là nguyên liệu chính để làm bánh mì. Khó chế biến, quê kệch, dù nó giàu dinh dưỡng. Người ta đã thay hắc mạch bằng lúa mì xát trắng. “Bánh mì đen” trở thành thực phẩm nhà nghèo.

Hắc mạch giàu chất xơ, canxi, magie, vitamin E. Nó là thực phẩm đặc trị các bệnh về hệ tuần hoàn, tim mạch, vì nó giúp khử các chất độc, lấy lại tính đàn hồi cho mạch máu để tăng cường lưu thông máu trong cơ thể. Hắc mạch cũng có tác dụng chống táo bón.

Hắc mạch được sử dụng rộng rãi ở các vùng có khí hậu khô.

Chế biến các món ăn từ hắc mạch:

  • Nấu áp suất hoặc nồi thường với các ngũ cốc khác
  • Chế biến thành hạt chà dập để nấu cháo
  • Làm bột nướng, bánh mì

Hắc mạch ít khi được dùng dưới dạng hạt. Người ta thường sử dụng hắc mạch để làm bột bánh mì.

Lúa mì (Tiểu mạch)

Lịch sử của các nền văn minh đều gắn liền với loại ngũ cốc này. Đặc biệt, đối với người châu Âu chúng ta, lúa mì là thứ ngũ cốc không thể thiếu.

Đây là ngũ cốc chứa gluten (chất kết dính), khiến chúng được ưa chuộng trong việc làm bánh mì. Tuy nhiên, ở nhiều người bị mắc chứng bất dung nạp gluten khiến họ dị ứng với ngũ cốc này.

Lúa mì rất giàu khoáng chất: Na, Ca, K, Mg, Si, P, S, Fe… các nguyên tố vi lượng như: Mn, Cu, Zn, I, các loại vitamin.

Giàu B1, B2, B12, D, E, K, PP… Lúa mì giúp tăng cường sức sống và hỗ trợ bổ sung khoáng chất cho cơ thể.

Có 2 loại lúa mì chính:

  • Lúa mì mềm: Trồng ở các vùng có khí hậu ôn đới và hàn đới, dùng để làm bánh mì
  • Lúa mì cứng: Trồng ở các vùng có khí hậu nóng hơn để làm các loại bột nhào, bột nghiền, mì Ý, couscous, boulgour hay pil-pil…

Chế biến các món ăn từ lúa mì:

  • Bánh mì
  • Bánh bít cốt
  • Bánh Chapati (bánh mì dẹp Ấn Độ)
  • Hột xay vỡ (couscous…)
  • Bánh nướng
  • Các loại bánh lên men

Lúa mì cũng ít khi được sử dụng dưới dạng hạt toàn phần.

Lúa mì nâu

Lúa mì nâu cũng là một loại lúa mì, cùng giá trị dinh dưỡng với lúa mì mềm. Đây là tiền thân của cây lúa mì, không bị lai tạp, vì vậy nó mang lại nguồn năng lượng sống dồi dào.

Lúa mì nâu được trồng ở Bắc Âu, Ý…, được sử dụng từ thời La Mã. Nó có năng suất thấp hơn lúa mì, và đặc biệt không thể chịu được các loại phân bón hóa học. Loại lúa mì này cũng khó tách bỏ vỏ trấu nên chi phí trồng trọt thường cao hơn. Lúa mì nâu giàu khoáng chất và vitamin hơn bất cứ loại lúa mì nào khác. Lượng Mg trong lúa mì nâu cao gấp 4 lần và dễ hấp thu hơn lúa mì. Lúa mì nâu hạt to được dùng để làm bánh mì và mì nui.

Lúa mì nâu hạt nhỏ trồng ở các vùng thuộc dãy Alpes, nơi khí hậu khắc nghiệt và đất đai nghèo nàn. Vì vậy chúng ít năng lượng hơn các loại lúa mì khác.

Thường được sử dụng để nấu ăn như gạo, chúng dễ tiêu hơn lúa mì nâu hạt to. Lúa mì nâu loại này cũng rất giàu canxi và magie.

Kamut

Đây là tổ tiên của lúa mì cứng. Chúng to hơn lúa mì gấp 2 lần và chứa nhiều vitamin, khoáng chất hơn. Chúng đặc biệt giàu Se, các chất chống oxi hóa, magie và kẽm. Nó chứa ít gluten hơn lúa mì và ít năng lượng hơn.

Kamut thường được dùng để nấu như cơm, và ít khi được dùng để làm bánh mì vì khó chế biến hơn lúa mì cứng.

Kiều mạch

Đây là loại ngũ cốc dương nhất, nên sử dụng chúng làm thực phẩm trong mùa đông. Có nguồn gốc từ châu Á, chúng là thực phẩm chính ở Nga, Đông Âu. Chúng rất giàu dưỡng chất, đặc biệt là canxi, sắt, flo, vitamin B và E. Kiều mạch giúp bổ sung muối khoáng. Trong thành phần của Kiều mạch có chứa rutin, giúp tăng cường hệ mao mạch, thành động mạch và cải thiện chức năng tuần hoàn.

Đây là ngũ cốc đặc trị các bệnh về thận và bàng quang.

Chế biến các món ăn từ kiều mạch:

  • Mì Soba (loại mì nổi tiếng của Nhật)
  • Kasha (kiều mạch được nướng, chế biến thành các món ăn khác nhau trong ẩm thực Đông Âu)
  • Trộn cùng với cơm
  • Làm bánh crepe
  • Làm bánh nướng
  • Làm mì, nui

Ngô (bắp)

Được đưa vào châu Âu từ sau khi Châu Mỹ được khám phá (thế kỷ 16), ngô là loại ngũ cốc chính của các nền văn minh tiền Colombo. Đây là loại ngũ cốc “tươi mát” nhất. Chúng giàu đạm chất, chất béo, carbonhydrat, muối khoáng, vitamin, đặc biệt là tiền vitamin A rất bổ dưỡng và là nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể.

Ngô đặc biệt tốt cho tuyến giáp trạng, là ngũ cốc đặc trị các bệnh về tim mạch và ruột non.

Chế biến các món ăn từ ngô:

  • Nấu nguyên hạt
  • Làm bỏng ngô
  • Polenta
  • Nấu súp

Quinoa

Hạt Quinoa được coi là “gạo của người Inca”. Đây là thứ ngũ cốc quý giá. Chúng không chứa gluten, rất dễ hấp thụ, giàu dưỡng chất. Quinoa được coi là nguồn đạm thực vật tốt nhất, cân bằng nhất và toàn diện nhất. Quinoa giàu chất xơ hơn bất cứ loại ngũ cốc nào, và giàu Mg, Ca, K, Cu, Zn và các loại axit béo phẩm chất tốt.

Quinoa có nhiều loại, màu nâu, đỏ, đen, dùng để làm bột, hạt chà dập để nấu cháo… Chúng được ưa chuộng vì hương vị hảo hạng và thời gian chế biến ngắn.

(Theo Grain de vie – tài liệu Thực dưỡng của Pháp)

Nguồn: gaolut.vn

Hãy chia sẻ nếu bạn thấy bài viết này hữu ích!
Facebook Google+ Twitter Reddit LinkedIn Pinterest
  • Author
  • Recent Posts
Little Chap
Vô tư như đứa trẻ nhưng cũng trầm tính như bà già. Thế là già hay trẻ nhỉ? 😛

------------
Email: Thongdiep.hoitho.vn@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/debiettadangsong
Latest posts by Little Chap (see all)
  • Bình tâm giữa bão giông cuộc đời - 14/03/2020
  • Khẩu trang Remask – giải pháp cho sức khỏe và môi trường thời dịch bệnh - 09/02/2020
  • Bí quyết nào để trở nên thành công? - 31/12/2019

Có thể bạn quan tâm:

  • Các loại ngũ cốc trong thực dưỡngCác loại ngũ cốc trong thực dưỡng
  • Tại sao ăn trái cây cả vỏ thì tốt?Tại sao ăn trái cây cả vỏ thì tốt?
  • 14 loại thực phẩm giải độc tốt nhất cho cơ thể14 loại thực phẩm giải độc tốt nhất cho cơ thể
  • Ăn chay với ăn chay để khỏeĂn chay với ăn chay để khỏe
  • 3 cách bảo quản lượng vitamin trong thực phẩm3 cách bảo quản lượng vitamin trong thực phẩm

Filed Under: Dinh dưỡng ăn chay

Reader Interactions

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Primary Sidebar

Thông điệp hạnh phúc

“Sự khác biệt duy nhất giữa một ngày tốt đẹp và một ngày tồi tệ nằm ở chính thái độ của bạn”.

Chia sẻ gần đây

  • Bình tâm giữa bão giông cuộc đời 14/03/2020
  • Khẩu trang Remask – giải pháp cho sức khỏe và môi trường thời dịch bệnh 09/02/2020
  • Bí quyết nào để trở nên thành công? 31/12/2019
  • Hạnh phúc là khi biết cho đi 26/12/2019
  • Câu chuyện cây sồi duy nhất tồn tại trên sa mạc Sahara 08/10/2019
  • Đức Phật cũng cày ruộng 03/07/2019
  • 25 lí do tập Yoga tại nhà mỗi ngày 27/05/2019
  • Ba cánh cổng trí tuệ 07/05/2019

Sách đã xuất bản

Sản phẩm đang bán

Footer

Giới thiệu

HơiThở.vn là blog cá nhân của hai người bạn mang tên Chap và Zen nhằm chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến các lĩnh vực ăn chay, yoga, thiền và du lịch tâm linh, giúp mọi người tìm được giá trị thực sự của cuộc sống cũng như niềm an lạc, hạnh phúc đích thực.
  • Facebook
  • Google+
  • Pinterest
  • RSS

Bạn bè

  • BlogTrầnThành.com
  • Dụng cụ tập Yoga

Được quan tâm

Cách ngồi thiền,Thiền là gì, Ăn chay đúng cách, Giảm cân bằng đậu đỏ, Dinh dưỡng hạt chia, Ăn chay đủ chất

Copyright © 2021 · HơiThở.vn